Trí nhớ bị suy giảm khiến cho bạn hay quên, do đó việc tăng cường trí não để cải thiện trí nhớ là việc mà nhiều bạn quan tâm. Có nhiều nguyên nhân làm suy giảm trĩ não gây giảm trí nhớ như do di truyền, tỏi tác, bệnh lý, tâm lý hoặc do stress, do sinh con… Ngoài việc sử dụng thuốc giúp cải thiện trí nhớ thì một số thói quen hàng ngày cũng có thể giúp bạn cải thiện tăng cường trí não tăng cường trí nhớ.
6 nguyên nhân khiên bạn suy giảm trí nhớ
Nhiều bạn không biết tại sao mình tự nhiên lại bị suy giảm trí nhớ. Theo các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có 6 nguyên nhân chính khiến bạn bị suy giảm trí nhớ bao gồm:
1. Do sự thoái hóa của các tế bào thần kinh
Trong bỗ não có hàng trămg tỷ tế bào thần kinh cũng như hàng tỷ các khớp nối. Tuy nhiên, khi bước qua tuổi 25 thì sẽ có khoảng 3000 tế bào thần kinh bị chết đi mỗi ngày mà không có sự sản sinh thêm. Do đó, khi càng lớn tuổi thì trí nhớ của con người sẽ càng ngày càng bị suy giảm.
Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng tỷ lệ bị suy giảm trí nhở khi bước đến tuổi 85 à 50%. Tuy nhiện, hiện nay, tỷ lệ suy giảm trí nhớ càng ngày càng có dấu hiệu trẻ hóa.
2. Do một số bệnh lý
Một số bệnh liên quan đến tim mạch, tuần hoàn, xương khớp, thoái hóa cột sống cổ, thiễu máu não… cũng sẽ khiến cho lượng máu cần thiết cho não không được đảm bảo. Những việc này sẽ làm gia tăng sự thoái hóa của các tế bào thần kinh như bỗ não, gây ảnh hưởng đến trí nhớ.
Ngoài ra, khi các chức năng của gan, thận bị suy giảm thì cũng sẽ ảnh hưởng đến trí nhớ không nhỏ.
Bên cạnh đó, việc sử dụng các loại thuốc để chữa các bệnh trong thời gian dài cũng có thể khiến cho trí nhớ bị suy giảm.
3. Do sự tăng sinh các gốc tự do
Những gốc tự do chính là các mảng phân tử không ổn định của quá trình chuyển hóa cơ thể sản sinh ra. Các tế bào tự do này sẽ phá hủy tế bào, mô, các tổ chức ở trên cơ thể và bộ não. Nguyên nhân là do các thành phần của não thường là axít béo nên rất dễ bị oxy hóa. Ngoài ra, khả năng chống lại các gốc tự do của bộ não cũng rất kém.
Có nhiều nguyên nhân khiến cơ thể tăng sinh các gốc tự do như do stress, căng thẳng, môi trường, do chất kích thích, do đồ ăn nhanh…
Các gốc tự do sẽ tấn công và gây ra nhiều bệnh tật, gây lão hóa sớm. Các gốc tự do là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh khác nhau như suy giảm trí nhớ, Alzheimer, đột quỵ…
4. Do căng thẳng
Việc cơ thể bị căng thẳng do công việc, học tập trong một thời gian dài sẽ khiến cho các gốc tự do tăng sinh mạnh mẽ, gây phá hủy bộ não nhanh chóng từ đó làm giảm trí nhớ.
Suy giảm trí nhớ do căng thẳng thì học sinh và nhân viên văn phòng là những đối tường dễ gặp phải nhất.
5. Do rối loạn giấc ngủ
Thời gian ngủ chính là lúc cơ thể được nghỉ ngơi, được phục hồi và đào thải độc tố ra ngoài cơ thể. Trong khi ngủ, các sóng não sẽ được tạo ra để có thể lưu trữ thông thin và chuyển thông tin đó đến vỏ lão để lưu giữ.
Do đó, việc bị thiếu ngủ thường xuyên, ngủ không được ngon giấc khiến cho quá trình này bị gián đoạn từ đó gây ra tình trạng giảm trí nhớ ngắn hạn hoặc hay quên.
6. Do thiếu hụt dinh dưỡng
Một số loại dưỡng chất có vai trò rất quan trọng việc giúp nuôi dưỡng các tế bào thần kinh, các chất dẫn truyền. Nếu cơ thể bị thiếu hụt các dưỡng chất này sẽ bị thiếu hụt, suy giảm trí nhớ cụ thể:
- Sắt: Thiếu máu do thiếu sắt có thể khiến cơ thể mệt mỏi, thường xuyên chóng mặt, giảm trí nhớ.
- Vitamin nhóm B: Vitamin B1 liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh, quyết định đến tâm trạng, trí nhớ và suy nghĩ của con người. Thiếu hụt vitamin B1 có thể sẽ gây ra hội chứng Wernicke-Korsakoff, khiến cho bạn mất trí nhớ ngắn hạn, hoặc dài hạn. Nếu thiếu vitamin B1 là một trong những nguyên nhân khiến cho trí nhớ của người bênh giảm sút. Việc thiếu vitamin B1 là một trong những nguyên nhân khiến cho trí nhớ của người bênh giảm sút.
Xem thêm:
- Top 5 vitamin tổng hợp cho bé an toàn hiệu quả được nhiều mẹ tin dùng
- Top 4 mũ bảo vệ đầu cho bé mumguard, headguard, babyguard và thudguard loại nào tốt
Biểu hiện suy giảm trí nhớ
Việc phát hiện suy giảm trí nhớ sớm sẽ giúp bạn khắc phục được tình trạng suy giảm trí nhớ. Những dấu hiệu của việc suy giảm trí nhớ như:
- Người hay quên những việc hàng ngày như: quên tên, số điện thoại, địa chỉ, bài học, ví tiền….
- Quên những gi vừa nói, hay nhắc đi nhắc lại nhiều lần.
- Hay quên những việc cần phải làm
- Khó có thể diễn đạt bằng lời nói.
- Bị mất phương hướng, hay quên đường về nhà.
- Thường xuyên thay đổi hành vi, cảm xúc và thường xuyên cáu gắt.
15 thói quen giúp cải thiện tăng cường trí não tăng cường trí nhớ
Suy giảm trí não, suy giảm trí nhớ khiến cho bạn gặp nhiều khó khăn bất tiện trong cuộc sống. Ngoài việc dùng thuôc thì bạn có thể cải thiện tăng cường trĩ nào, trí nhớ bằng 10 thói quen sau:
1. Luyện tập thể dục thể thao
Việc tập thể dục mỗi ngày không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà còn tốt cho tinh thần giúp cải theiẹn trí nhớ hiệu quả.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia đại học Texas – Dallas của Mỹ thì mỗi ngày, bạn hãy bỏ ra 30 phút với những bài tập thể dục đơn giản như đi xe đạp, chạy bộ, hoặc tham gia các bộ môn như bơi lội, cầu lông, yoga… Hiệu quả mang lại chỉ sau 6 tuần thì tâm tính của nhóm người trên 50 đã được cải thiện rõ rệt so với nhóm ít vận động.
Một nghiên cứu trên Tạp chí Phục hồi chức năng đã lưu ý, việc tập thể dục thường xuyên sẽ giúp làm giảm nguy cơ suy giảm nhận thức theo tuổi tác và bảo vệ não chống lại sự thoái hóa.
Kết quả của một nghiên cứu năm 2017 cũng đã cho thấy rằng tập thể dục nhịp điệu giúp cải thiện chức năng trí nhớ ở người bệnh Alzheimer ở giai đoạn sớm.
Tập thể dục nhịp điệu có thể làm tăng nhịp tim của một người và có thể bao gồm bất kỳ hoạt động nào sau đây: chạy bộ, đi bộ nhanh, bơi lội, khiêu vũ và đi bộ đường dài.

2. Ăn nhiều rau xanh, trái cây
Theo nghiên cứu của đại học Y khoa Harvard của Mỹ thì trái cây, rau xanh như cải xoăn, tỏi tây, súp lơ và cải bắp… đây đều là những thực phẩm giàu hóa chất phytochemicals, có tác dụng giúp kích thích tế bào não hoạt hóa.
Do đó, bạn muốn tăng cường trí não thì nên tập thói quen đưa rau xanh và trái cây vào bữa ăn hằng ngày.

3. Tránh chế độ ăn nhiều calo
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn thức ăn có nhiều calo có thể khiến suy giảm trí nhỡ và dẫn đến tình trạng béo phì. Những ảnh hưởng đến trí nhớ do chế độ ăn nhiều calo dẫn đến tình trạng viêm ở các bộ phận đặc biệt của bộ não.
Trong một nghiêm cứu đối với phụ nữ có độ tuổi trung bình là 60,5 tuổi đã giảm 30% lượng calo tiêu thụ. Kết quả cho thấy họ đã cải thiện được đáng kể trí nhớ đặc biệt là đối với người tuân thủ chế độ ăn kiếng tốt.

4. Rèn luyện bộ não
Cũng giống như cơ bắp, bộ não cũng cần thường xuyên sử dụng để được khỏe mạnh. Việc tập luyện trí óc cần thiết đối với chất xám và thử thách trí óc giúp trí óc phát triển, mở trộng từ đó giúp cải thiện trí nhớ.
Một thử nghiệm lớn từ tạp chí PLoS One cho thấy những người chỉ thực hiện các hoạt động rèn luyện trí não 15 phút mỗi ngày và ít nhất 5 ngày một tuần đã có thể cải thiện chức năng não bộ. Đặc biệt là trí nhớ công việc, trí nhớ ngắn hạn và kỹ năng giải quyết vấn đề của những người tham gia đều đã được cải thiện đáng kể khi tập luyện giải ô chữ.

5. Thiền định
Thiền chánh niệm là cách có thể giúp cải thiện trí nhớ. Các tác giả của một bài báo nghiên cứu năm 2018 lưu ý rằng nhiều nghiên cứu cho thấy thiền định có khả năng cải thiện chức năng não, làm giảm các dấu hiệu thoái hóa não và cải thiện cả trí nhớ công việc và trí nhớ dài hạn.
Các nhà nghiên cứu cũng đã quan sát bộ não của những người thường xuyên thực hành thiền định và những người không thiền định. Kết quả của họ chỉ ra rằng việc tạo thói quen thiền định có thể gây ra những thay đổi lâu dài ở trong não, bao gồm khả năng tăng độ dẻo dai của não, từ đó giúp giữ cho não khỏe mạnh.

6. Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ rất quan trọng không chỉ đối với sức khỏe mà còn đối với bộ não. Nếu giấc ngủ bị gián đoạn cơ thể có thể dẫn đến suy giảm nhận thức, vì điều này sẽ làm gián đoạn quá trình não sử dụng để tạo ra trí nhớ.
Nghỉ ngơi trọn vẹn vào ban đêm, thường là khoảng từ 7-9 giờ mỗi đêm đối với một người trưởng thành, sẽ giúp cho não bộ tạo và lưu trữ những trí nhớ lâu dài.
Ngủ trưa cũng rất tốt cho sức khỏe, nhất là với những người lao động bằng trí óc. Giấc ngủ trưa sẽ có tác dụng giúp cung cấp thời gian để tái sinh và phục hồi tế bào, đây là cách hiệu quả để bạn nâng cao sự tỉnh táo, hiệu suất làm việc vào buổi chiều.
Một giấc ngủ trưa khoảng 15-30 phút giúp bạn giảm buồn ngủ, làm giảm căng thẳng, mệt mỏi và tinh thần sảng khoái. Đặc biệt, đối với người lớn tuổi, giấc ngủ trưa sẽ giúp củng cố trí nhớ và làm giảm thiểu sự lú lẫn.

7. Giảm tiêu thụ đường
Thức ăn có chứa đường đều rất ngon, tuy nhiên chúng lại có thể gây giảm trí nhớ.
Các nghiên cứu đã phát hiện nước uống quá nhiều đường như nước ép trái cây có thể làm giảm tổng thế tích não, là dấy hiệu ban đầu của bệnh Alzheimer.
Do đó, việc hạn chế đường có thể còn giúp chống lại nguy cơ này. Trong khi thực phẩm ngọt tự nhiên, chẳng hạn như trái cây, chính là một bổ sung tốt cho chế độ ăn uống lành mạnh. Đặc biệt, mọi người có thể tránh đồ uống có đường và thực phẩm có thêm đường đã qua chế biến.

8. Tăng lượng caffeine
Caffeine là thành phần có nguồn gốc từ cà phê hoặc trà xanh có thể hữu ích cho trí nhớ.
Nghiên cứu năm 2014 cho thấy tiêu thụ việc tiêu thụ caffeine sau một bài tập luyện trí nhớ giúp bộ não lưu trữ ký ức lâu dài tốt hơn.
Những người dùng 200 miligam caffein sẽ đạt được điểm cao hơn trong các bài kiểm tra trí nhớ sau 24 giờ so với những người không dùng caffein.
Caffeine còn giúp thể tăng cường trí nhớ trong thời gina ngắn hạn. Một nghiên cứu trên tạp chí Frontiers in Psychology đã cho thấy những người trẻ tuổi uống caffeine vào buổi sáng đã có thể giúp cải thiện trí nhớ ngắn hạn.

9. Ăn sô cô la đen
Ăn sô cô la đen sẽ giúp cải thiện trí nhớ rất tốt.
Một nghiên cứu năm 2011 cho thấy flavonoid ca cao, là các hợp chất có trong sô cô la, có khả năng giúp tăng cường chức năng cho não.
Nhưng người ăn sô cô la đen cho kết quả tốt hơn trong các bài kiểm tra trí nhớ không gian so với những người không dùng sô cô la đen. Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng flavonoid ca cao sẽ cải thiện lưu lượng máu đến não.

10. Viết thay vì gõ bàn phím
Khi các bạn sử dụng viết một nội dung nào đó, khi đó bộ não sẽ nhận nhận theo cách khác hẳn so với việc bạn gõ bàn phím. Những thứ mà bạn viết ra sẽ gắn chặt vào trong trí não của bạn.
Có nhiều cách để bạn có thể thực hiện thói quen này, như viết ra những gì cần làm hôm sau, viết nhật ký. Bạn sẽ thấy bớt lo lắng hơn và sẽ ngủ ngon hơn, và có thể thuận lợi làm việc vào ngày hôm sau.

11. Ra khỏi vùng an toàn
Ra khỏi vùng an toàn bạn hãy thử những điều mới lạ hơn và chỉ đơn giản đi ra ngoài sẽ làm ảnh hưởng đến trĩ não của bạn. Não bạn khi đó sẽ có những phản ứng khác nhau trong những môi trường khác nhau, so với việc bạn chỉ ở một chỗ quen thuộc.
Khi não nhìn những điều giống nhau, khi đó não sẽ rơi vào trạng thái “lái tự động” do đã trải qua nên não sẽ không cần hỏa động để tìm hiểu điều gì diễn ra. Nhưng khi bạn thay đổi môi trường khi đó não bạn sẽ thấy những điều mới và tiếp nhận chứng theo cách mới khi đó bộ não bạn sẽ phải “chú ý”.
12. Sống chậm lại
Nghe có vẻ là lười biếng, tuy nhiên việc sống chậm lại lại rất có lợi cho cơ thể. Bạn luôn bận rộn, làm nhiều thứ một lúc sẽ khiến năng suất bị giảm bớt. Việc sống chậm lại và tập trung vào chỉ 1 việc sẽ giúp bạn có thể dành 100% công sức và tâm trí vào việc đó.
13. Sử dụng nhóm đồ uống có lợi cho tâm trí
Những đồ uống có lợi cho trí não như rượu vang, trà xanh, cà phê… Những nước uống này có tác dụng gợi lại và lưu giữ thông tin mang lại hiệu quả.
Do đó, mỗi người nên tập thói quen uống các thức uống này hàng ngày để giúp cải thiện trí nhớ tốt hơn. Tuy nhiên, bạn cũng chỉ nên dùng với liều lượng thích hơn mà không nên lạm dụng. Đặc biệt, đối với cà phê và trà xanh bạn nên uống vào buổi sáng có thể phát hiện tác dụng cao nhất.
14. Đọc sách mỗi ngày
Việc đọc sách mỗi ngày không chỉ giúp bạn làm giàu kiến thức, làm giảm căng thẳng, mệt mỏi và giúp tăng cường trí nhớ.
Khi bạn đọc một cuốn sách, khi đó bạn phải nhớ từng nhân vật, tính cách, ngoại hình,… cũng như các tình tiết, diễn biến trong mỗi câu chuyện. Điều này cũng sẽ khiến bộ não của bạn ghi nhớ lại một cách dễ dàng.
Một khi não liên tục được làm việc với các thông tin, và xử lý thông tin thì sẽ có khả năng nắm bắt, nhạy bén với thông tin cũng tăng lên. Từ đó, trí nhớ của bạn cũng sẽ được cải thiện tốt hơn. Do đó, bạn nên giảm thời lượng xem phim, giảm thời gian lướt web mỗi ngày và tăng thời lượng đọc sách để rèn luyện trí nhớ của mình nhé!

15. Học một ngoại ngữ mới
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Annals Neurology (Mỹ) thì những người biết hai hoặc biết nhiều ngoại ngữ có thể giúp tăng cường trí nhớ khi về già, mang lại nhiều lợi ích này vẫn được duy trì ngay cả khi bạn muốn bắt đầu học ngoại ngữ thứ hai lúc đã lớn tuổi.
Học thêm ngoại ngữ mới khi đó trở thành một bài tập rất tốt cho não bộ, giúp bạn tăng cường trí nhớ một cách hiệu quả hơn.