Cây cỏ mực

15 tác dụng bất ngờ của cây cỏ mực

author
10 minutes, 40 seconds Read
Rate this post

Cây cỏ mực là thảo dược có nhiều công dụng được nhiều người sử dụng. Cây cỏ mực có rất nhiều tác dụng mà có thể bạn chưa biết. Trong bài viết này namtt sẽ cung bạn tìm hiểu rõ hơn về cây cỏ mực và 15 tác dụng bất ngờ của cây cỏ mực.

Cây cỏ mực là gì

Cỏ mực

Cỏ mực hay còn gọi là nhọ nồi, hạn liên thảo là cây có tên khoa học là Eclipta alba Hassk.

Theo y học cổ truyền, cỏ mực có vị ngọt, chua, tính lương, chỉ huyết vào hai kinh can thận có tác dụng bổ thận âm, thanh can nhiệt, giúp làm đen râu tóc.

Cỏ mực mọc thẳng đứng có thể cao tới 80cm, có thân có lông cứng, có lá mọc đối có lông 2 mặt, dài từ 2-8cm và rộng khoảng 5-15mm.

Cụm hoa có hình đầu màu trắng ở kẽ lá hoặc ở đầu cành. Lá cỏ mực thon dài khoảng 5-6mm, có lông. Quả cỏ mực có bế 3 cạnh, hoặc dẹt, có cánh dài 3mm, rộng 1,5m, đầu cụt.

Cỏ mực là loại cây mong hoang khắp nơi ở nước ta. Nguyên nhân được gọi là cỏ mực vì khi vò nát có nước chảy ra đen như mực.

Cỏ mực được dùng nhiều trong trị bệnh, nhưng chủ yếu đến từ kinh nghiệm dân gian của con người. Chưa có một công trình nghiên cứu nào công được bố về công dụng của thảo dược này.

Xem thêm: Sung muối: Tác dụng, cách làm và có nên ăn nhiều sung muối không

15 tác dụng của cây cỏ mực

1. Giúp cầm máu

Sách Thần nông bản thảo gọi cây cỏ mực là “thuốc cầm máu nổi tiếng”. Trong cây cỏ mực có chứa chất tanin là chất có khả năng rút ngắn thời gian đông máu.

Người ta đã tiến hành thử nghiệm khi cắt đứt động mạch trên đùi chó, sau đó lấy bột cỏ mực tán mịn và đắp vào chỗ đứt ngay lập tức máu chảy ít hẳn và sau máu ngưng chảy.

3. Tiêu viêm diệt khuẩn

Cỏ mực có công dụng hỗ trợ trị các trực khuẩn gây viêm ruột, bệnh trực khuẩn gây bệnh bạch hầu, tụ cầu khuẩn, có tác dụng nhất định đến các amip.

Ngoài ra, người ta còn dùng cỏ mực để hỗ trợ trị các bệnh về da và nhiễm khuẩn.

3. Giúp đen tóc và dưỡng da

Cỏ mực có công dụng cải thiện tuần hoàn máu ngoài da nhất là ở vùng da đầu. Do đó, cỏ mực có công dụng làm cho đầu tóc và da thịt được cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn.

Dùng cỏ mực sẽ giúp da dẻ trở lên mịn màng và râu tóc đen mượt hơn.

4. Giúp ức chế ung thư và tăng cường hệ miễn dịch

Nhiều tài liệu nghiên cứu đã chỉ ra rằng cỏ mực có công dụng ức chế các tế bào ung thư đặc biệt là ung thư dạ dày.

Ngoài ra, cây cỏ mực còn có tác dụng kích hoạt hệ miễn dịch, tác động mạnh đến tế bào Limpho T.

5. Trị chảy máu cam và nôn ra máu

Giã nát cành và lá cây tươi của cỏ mực rồi sau đó vắt lấy nước cốt uống có tác dụng hỗ trợ trị chảy máu rất tốt.

Dùng 30g cỏ mực, 10g trắc bá diệp, 15g lá sen sau đó đem đun sôi lấy nước uống ngày 3 lần.

6. Trị đại tiểu tiện ra máu

  • Đi ngoài ra máu: nướng cỏ mực trên miếng ngói sạch cho tới khi khô, sau đó mang đi tán thành bột. Lấy 8g bột hòa với nước cơm để uống mỗi ngày ngày dùng hai lần.
  • Tiểu ra máu: cỏ mực và mã đề lượng như nhau, sau đó đem giã lấy nước uống, uống ba chén mỗi ngày vào lúc đói. Hoặc có thể nấu cháo cỏ mực gồm 100g cùng với 3 lát gừng.

7. Trị chảy máu dạ dày hành tá tràng

Chuẩn bị khoảng 50g cỏ mực, đại táo khoảng 4 quả, 25g bạch cập và 15g cam thảo sau đó sắc uống hai lần trong ngày.

8. Cỏ mực chữa râu tóc bạc sớm

  • Cỏ mực một lượng tùy dùng, rửa sạch, sau đó nấu cô đặc thành cao rồi cho nước gừng, mật ong sau đó cô lại một lần nữa. Tiếp theo cho vào lọ, khi dùng thì lấy 1-2 thìa canh rồi hòa nước đun sôi còn ấm hoặc có thể cho ít rượu gạo để uống.
  • Uống ngày 2 lần liên tục trong nhiều ngày sẽ mang lại kết quả như râu tóc được cải thiện đáng kể.

9. Cỏ mực có tác dụng chữa rong kinh hoặc mộng tinh

  • Chữa rong kinh: nếu nhẹ thì lấy cỏ mực rồi vắt lấy nước cốt uống hoặc cỏ mực khô sắc lấy nước uống. Nếu ra nhiều huyết thì cần phối hợp thêm trắc bá diệp hoặc thêm cây huyết dụ để có thể giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh.
  • Chữa mộng tinh: cỏ mực sấy khô, tán thành bột, mồi ngày uống 8g với nước cơm, hoặc sắc cỏ mực để uống mỗi ngày uống ngày khoảng 30g.

10. Cỏ mực trị sốt cao cho trẻ

Cỏ mực có tác dụng giúp hạ sốt nhanh chóng và rất an toàn cho trẻ. Dùng 20g cỏ mực, sắn dây và sài đất, 16g cây cối xay, 16g cam thảo đất, 12g ké đầu ngựa sau đó sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang.

Hoặc đơn giản hơn chính là  giã nát cây cỏ mực cho vào chiếc khăn mặt mỏng và đắp lên vùng trán cho trẻ.

11. Cỏ mực trị gan nhiễm mỡ

Nhờ đặc tính hàn mà cỏ mực mà cỏ mực có công dụng trong việc điều trị bệnh gan nhiễm mỡ hoặc thận.

12. Cỏ mực trị mề đay

Cây cỏ mực kết hợp với các loại lá như huyết dụ, xương xông, lá dưa chuột, diếp cá, lá nhài và lá khế giã nhuyễn, vắt lấy nước uống còn phần bã còn lại có thể xoa lên người sẽ có công dụng trị mề đay rất tốt.

13. Trị lang ben, bạch biến

Lấy khoảng 30g cỏ mực, 30g hà thủ ô, 10g bạch truật, 10g đẳng sâm, 10g xích thước, 10g đương quy,  12g bạch chỉ và 6g thiền thoái sau đó đem tất cả sắc uống trong ngày. Uống liên tục từ 3-5 ngày sẽ mang lại hiệu quả.

14. Cỏ mực trị ngứa âm đạo

Cho 100g cỏ mực tươi với một ít câu đằng rồi đun lấy nước sau đó dùng để rửa bên ngoài âm đạo hàng ngày cho đến khi bệnh khỏi hẳn thì dừng.

15. Hỗ trợ trị suy giảm tiểu cầu máu

Nguyên liệu gồm cỏ mực 10g, một ít gạo tẻ  nhân sâm 5g,  và đường trắng vừa đủ.

Đầu tiên nhân sâm đem cắt thành từng lát mỏng rồi hấp chín, cỏ mực đem rửa sạch rồi sắc lấy nước để nấu cháo, tiếp theo cho nhân sâm vào lúc cháo chín cùng ít đường đủ ngọt. Dùng thay bữa ăn chính, ăn mỗi ngày 1 lần liên tục trong 5 ngày.

Chú ý: Những bài thuốc về cây cỏ mực ở trên chỉ mang tính chất tham khảo, người dùng không được áp dụng. Nếu muốn sử dụng thì các bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ mà không được tự ý sử dụng.

Tham khảo: 11 Công dụng của bí đỏ có thể bạn chưa biết

Một số lưu ý khi dùng cỏ mực để chữa bệnh

Cây cỏ mực là thảo dược quý hiểm có nhiều công dụng trong việc chữa bệnh tuy nhiên khi sử dụng bạn cũng cần lưu ý:

  • Cỏ mực có tính hàn do đó kỵ với những người vị hư hàn tiêu chảy, âm hư không có nhiệt.
  • Cỏ mực chỉ có thể đắp ngoài trán để giúp hạ sốt cho bà bầu chứ không được uống vào sẽ gây băng huyết và sẩy thai.
  • Việc sử dụng cỏ mực cũng cần thận trọng vì có những người cơ địa không hợp với cây cỏ mực sẽ bị dị ứng. Nếu khi sử dụng cỏ mực thấy bất thường thì nên dừng sử dụng ngay.‍‍

Bài Viết Liên Quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.